NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN-TRUYỀN TRAO TÂM ẤN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 17 Tháng năm 2016 11:34
- Viết bởi Super User
TRUYỀN TRAO TÂM ẤN
Đức Thế Tôn trụ thế thuyết pháp bốn mươi chín năm. Rốt sau trên hội Linh Sơn, Phật bảo Ngài Ma-ha Ca-diếp:
- Ta có pháp nhãn thanh tịnh, Niết-bàn Diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, nay phó chúc lại cho ông. Ông nên khéo giữ gìn và làm cho hưng thịnh, sau truyền lại cho A-nan kế thừa Tổ vị (Tổ thứ hai), giáo hóa lợi ích chúng sinh, chớ để chánh pháp đoạn tuyệt.
Ngài Ca-diếp nghe Phật nói xong, đầu mặt lễ dưới chân Phật thưa:
- Lành thay! Lành thay! Con xin vâng lời Đức Thế Tôn dạy.
HỒI ĐẦU THỊ NGẠN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 20 Tháng tư 2016 13:55
- Viết bởi Super User
I. ĐỊNH NGHĨA
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói, song ý nghĩa ngầm chứa trong đó không dễ gì hiểu hết một cách hời hợt được. Nói quay đầu lại, nhưng quay lại đâu? Rồi chính đó là bờ mé, nhưng là bờ mé gì? Chỗ này thì không thể nói suông, giải thích suông mà được, mà là một sự thể nghiệm chân thật ngay chính mình mới rõ suốt. Để rõ điểm này, xin dẫn chuyện Ngài Văn Thù - Tư Nghiệp.
Trà Triệu Châu
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 31 Tháng ba 2016 14:23
- Viết bởi Super User
Trà Triệu Châu! Đối với các bạn đã từng học Thiền, chắc hẳn không còn lạ gì phải không? Có thể nói, các bạn đã nghe nhiều, đọc nhiều và cũng hiểu nhiều về câu này. Có người, khi nghe nói đến đây, sẽ bảo:
- Thôi đi, khỏi phải nhắc lại làm gì, tôi hiểu quá rồi!
- Ồ! Có thể là vậy. Song, chớ vội vàng! Bạn hiểu, à hay lắm! Tuy nhiên nên nhớ, "hiểu chưa hẳn là nhận". Đó là điều cần phải chín chắn, rõ ràng, không thể hời hợt. Trong nhà thiền có câu: "Chỉ cho Lão Hồ biết, chẳng cho Lão Hồ hiểu". Sao lạ vậy? Chẳng lẽ ngoài cái Biết, còn có thêm cái gì khác nữa? Đây là chỗ khiến nhiều người sanh nghi. Nhưng cũng chính đây là chỗ sống của nhà thiền, mà người đứng ngoài cửa không thể nào mò mẫm hay xuyên tạc được. Nếu bạn muốn đi sâu vào, hãy nghe kỹ lại đoạn nhân duyên "uống trà" này.
Cây bách của TRIỆU CHÂU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 01 Tháng ba 2016 14:23
- Viết bởi Super User
Ô kìa! Trước sân của lão Triệu Châu sừng sững một cây bách cao vút tận trời xanh, như có tự thuở nào mà mấy ai đã thấy được. Bốn mùa nó vẫn xanh tươi như chưa từng bị thời gian chi phối.
Rồi bỗng một hôm, có vị tăng từ xa đến, hỏi thăm ý Tổ. Thì bất chợt mới nhìn ra cây bách này, nó đứng chắn ngang trước cửa, không làm sao vào được. Và kể từ đó, mới đồn ầm lên, làm vang động khắp chốn tòng lâm, khiến người người đua nhau tìm đến để xem. Nhưng khổ thay, chính vì cây bách này nó cứ chắn ngang cửa mãi, mà không ai vào được bên trong để gặp người chủ ấy. Nó như tấm vách sắt cao vời vợi, xoi chẳng phủng mà nhìn cũng mút mắt, không sao nhìn hết. Cứ thế, hết lớp người này đến lớp người kia vẫn đành đứng sựng lại nơi đó.
ĐƯỞNG TRỞ VỀ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 05 Tháng một 2016 14:28
- Viết bởi Super User
Ai đã từng đọc kinh Pháp Hoa chắc rằng không thể quên câu chuyện: đứa con ông Trưởng giả bỏ cha đi lưu lạc lang thang, làm gã cùng tử thật đáng thương. Từ địa vị là con một ông Trưởng giả giàu có, gia tài, sự sản không thể tính kể, đó là một kho tàng mà mình sẽ thừa hưởng chứ không ai khác; nhưng đành bỏ đi lang thang, ăn mày từ nơi này sang nơi khác, đến nỗi mỗi ngày càng xa quê cũ. Rồi trong một giây phút nào đó, trên bước đường lưu lạc đó đây, bỗng dưng gã ăn xin lần lượt trở về đúng vào ngôi nhà xưa ấy, gặp ngay người cha ấy, nhưng nào có hay biết, vì đã quên mất cội gốc của mình từ lâu.
CHƠN TÂM SỜ SỜ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 11 Tháng mười hai 2015 13:16
- Viết bởi Super User
CHƠN TÂM SỜ SỜ
Hay
(Một thông điệp để lại cho đời muôn thuở)
Nói đến tâm hay cái BIẾT, thì hẳn là chúng ta ai mà không có? Dù kẻ thông minh hay người ngu độn, kẻ câm điếc hay mù lòa, tàn tật cả đến kẻ say rượu, người điên cuồng… đã sinh ra đời ai ai cũng đều có đủ như nhau. Nếu không thì đã thành khúc cây hay hòn đá còn đâu. Vừa mới sinh ra, thì "BIẾT oa oa" khóc ré lên, rồi lúc khát sữa thì BIẾT đòi bú. Tiếp theo, BIẾT bò, BIẾT đi, BIẾT nói. Hơi lớn lên thì BIẾT buồn, BIẾT giận, BIẾT yêu, BIẾT ghét, BIẾT hơn, BIẾT thua…
TA LÀ GÌ ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 16 Tháng mười 2015 14:43
- Viết bởi Super User
I. XÁC ĐỊNH RÕ CÁI GÌ LÀ TA ?
Nói chung, Đức Phật ra đời thuyết pháp độ sanh, cũng để chỉ rõ cho người nhận kỹ điều này, khiến người mở sáng mắt đạo, thấy đúng lẽ thật nơi con người đang sống giữa cuộc đời này chứ gì? Nghĩa là, sống mà không biết gì là Ta? Ai đang sống đây? Thì sao gọi là sống? Chính mình là chủ của cuộc sống, bao nhiêu thứ tạo tác cũng để vì mình, mà hỏi đến: Mình là gì? Thì chới với, lúng túng đáp không xong, vậy cái gì sống đây? Sống có ý nghĩa gì? Đó gọi là sống cũng như chết. Con người thông thường cứ lo tìm biết điều này, điều nọ, biết cải trên sao Hoả, sao Mộc, nhưng khi hỏi đến: Ta là gì? Trả lời không thông, thử hỏi có thực tế chưa? Hòa thượng có ví dụ, một người chủ nhà, hỏi đến việc nhà người này, người khác thì trả lời vanh vách, nhưng khi hỏi đến việc nhà mình thì ú ớ không thông, vậy là chúng ta sẽ kết luận thế nào? Người đó có thực tế hay không ?
Ở ĐÂU CÓ TA LÀ Ở ĐÓ CÓ ĐAU KHỔ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 18 Tháng chín 2015 12:47
- Viết bởi Super User
I. TA LÀ GỐC MỌI TẠO TÁC TRÊN THẾ GIAN
Xét cùng tột thì tất cả con người sống ở thế gian là sống vì cái gì? Có người nói sống vì cha mẹ, sống vì con cái, sống vì sự nghiệp, sống vì xã hội, đất nước v.v…, mọi cái đều có vì v.v… hết. Nhưng nếu xét cho kỹ thì đều vì cái Ta, tức là từ cái Ta này mà nhân ra tất cả, nếu ngoài cái Ta thì còn cái gì, quý vị kiểm thử xem.
Ngay khi mới ra đời là chúng ta đã mang nó theo rồi, và trong suốt cuộc đời không lúc nào vắng mặt. Có ta mới có thương yêu, có ghét bỏ, có hơn có thua, có được có mất, người nào thuận với ta thì ta thương, còn không thuận thì ghét. Nếu không có ta thì lấy ai để mà hơn thua, lấy ai để được mất? Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra. Ai đau khổ? Chính ta đau khổ. Ai hạnh phúc? Cũng ta hạnh phúc, đâu có ngoài cái ta này.
HÃY KHÉO CHĂM SÓC CÁI TÂM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 06 Tháng tám 2015 14:27
- Viết bởi Super User
I. TÂM BÁU
Tâm là của báu chí cao vô thượng, mà chúng ta lâu nay bỏ quên ít chăm sóc, lại chăm sóc thân nhiều hơn. Đa số thường lo chăm sóc thân, hoặc nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn sự nghiệp bên ngoài, mà bỏ quên cái tâm. Đây là thiếu sót rất lớn. Tâm quý hơn những thứ đó, là linh hồn của cuộc sống. Nếu chúng ta sống thiếu tâm thì sự sống này thành sự chết. Tâm quan trọng như vậy nhưng ít ai quan tâm đến, bỏ qua chỗ quý báu này.
Như vậy cái đáng chăm sóc lại không chăm sóc, lại chăm sóc những cái ít đáng chăm sóc.
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ SỐNG AN VUI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 03 Tháng bẩy 2015 11:11
- Viết bởi Super User
I. THƯỜNG TẠO NGHIỆP LÀNH
Chúng ta muốn vui thì phải tạo nghiệp tương ứng với mong muốn quả vui của mình, tức thường tạo nghiệp lành, tránh nghiệp ác, nghiệp dữ làm khổ người, khổ vật. Muốn vui mà làm khổ người, khổ vật tức là tạo cái nhân khổ, mà tạo nhân khổ thì quả khổ đến chứ làm sao vui được? Trái lại, cái nhân đau khổ không có thì cái quả đau khổ đâu thể đến! Không nhân thì làm sao có quả. Đó là điều thực tế.
Tâm kinh bát nhã qua cái nhìn của nhà Thiền
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 19 Tháng mười 2014 11:27
- Viết bởi Super User
Hôm nay khai trương Thiền đường mới sẽ nói về bài Bát Nhã để cho quý vị nhớ luôn luôn lúc nào cũng mở đường bằng Trí Tuệ thì không có sai lầm, không có lệch lạc.Cho nên bài nói chuyện hôm nay là: TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN
Bài kinh này quý vị đã được nghe giảng nhiều, đọc chú giải cũng nhiều, nhưng đây là nói qua cái nhìn của nhà Thiền, để cho thấy nó có những nét đặc sắc như thế nào?
Về tựa đề là: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Vậy thì Ma Ha Bát Nhã là gì? Chữ Ma Ha là to lớn, rộng lớn.