TỔ SƯ THIỀN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 07 Tháng sáu 2010 14:40
- Viết bởi chanhdao
I. TỔ SƯ THIỀN CÓ TỪ BAO GIỜ ?
Thông thường, người nghiên cứu trên mặt chữ nghĩa cho rằng, Tổ sư thiền là thiền đặc biệt của chư Tổ Thiền sư Trung Hoa, do Trung Hoa sáng tạo ra. Như nói: “Với Thiền tông, có thể nói là sản phẩm của Trung Hoa, do quan hệ địa lý, nó chứa đựng hầu hết tự tưởng Trung Hoa, đấy là sự thật không thể phủ nhận.” (Thiền Học Giảng Thoại). Nếu quả thực hoàn toàn như vậy, tức trước đó chưa có, vậy là nó thuộc về pháp tạo tác, mới thành lập sau này, thì hẳn không phải chân thật rồi. Hơn nữa, nó là sản phẩm sau này, thời Phật không có, là của riêng của Tổ sư, tức nó thuộc ngoài Phật giáo, thuộc cái gì khác nữa rồi! Chính cái thấy này là cái thấy còn trong sai biệt, làm sao vào cửa Tổ.
MỘT CÁI BIẾT SUỐT CẢ XƯA NAY
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 17 Tháng tư 2010 08:49
- Viết bởi chanhdao
I. MỘT LẼ THẬT KHÔNG HAI
Lâu nay người học đạo thường bị lúng túng, do dự khi đụng đến cái biết. Hoặc nghe nói: Biết là vọng giác; hoặc nghe nói: Biết vọng cũng là vọng; hoặc nghe nói Biết là động, là mê, là sanh diệt hoặc có lúc nghe nói: Biết là nhiệm mầu, Biết huyễn tức lìa huyễn v.v… Vậy làm sao thấu rõ không lầm? Chính đây là điểm thiết yếu, người học đạo chúng ta cần phải nắm vững để xác quyết trên đường tu không thối chuyển.
TU TRONG MỘT CHỮ NHỚ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 08 Tháng ba 2010 13:30
- Viết bởi chanhdao
Hôm nay tôi sẽ nói với đạo tràng một đề tài căn bản để tu hành, đó là: "Tu trong một chữ NHỚ".
Ai cũng nói tu khó, nhưng tại sao khó? Tại tập khí của con người là hay quên nên tu khó. Thí dụ như đang ở đây tôi nói gì quí vị nghe hiểu rõ ràng, khi về nhà thì quên mất, khó là ở chỗ đó. Mà vì sao lại quên? Vì vọng tưởng chuyện này chuyện kia hoặc bị tâm phiền não che mờ chớ không gì khác. Thời Phật tại thế, có một vị Bà la môn đến hỏi Phật: "Bạch ngài Cù Đàm, tại sao có khi có những bài chú chưa từng học mà bỗng nhiên tôi nhớ, cũng có khi có những bài chú đã thuộc lòng rồi lại quên?"
SỐNG TỈNH GIÁC
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 10 Tháng Hai 2010 14:36
- Viết bởi chanhdao
“Sống Tỉnh Giác” là sống tỉnh chứ không còn ngủ mê nữa. Đây là đi vào thực hành chứ không phải là học, hiểu hay lý luận suông. Lâu nay quý vị học, hiểu nhiều rồi, lý luận cũng nhiều rồi, bây giờ điều quan trọng là phải thực hành, tức là phải sống thực, mà có sống thực thì mới nếm được pháp vị hay thiền vị chân thật.
I- SỐNG LÀ GÌ ?
Quý vị có khi nào đặt câu hỏi lại, lâu nay mình sống trên đời, nhưng sống là gì? Mình sống phải biết sống là gì, ai sống, cuộc sống này là của ai, thì đó mới là cuộc sống thực sự. Còn sống mà không biết sống là gì, cũng không biết ai sống nữa, vậy là sống làm sao? Phật gọi sống như vậy cũng giống như chết.
CHÍ XUẤT TRẦN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 26 Tháng một 2010 13:50
- Viết bởi chanhdao
Buổi khai pháp hôm nay quý thầy nói về đề tài Chí Xuất Trần, nhằm nhắc nhở sách tấn đại chúng trong đầu mùa an cư để tất cả cùng thấy rõ bổn phận của người xuất gia.
1- Ý Nghĩa Xuất Trần.
Tất cả người tu ai cũng có chí xuất trần? Bởi có chí xuất trần nên mới đi tu, nếu không có thì đã ở ngoài thế gian để thụ hưởng dục lạc thế tục, nên đã đi tu tức là có chí xuất trần. Sao là chí xuất trần?
TÂM YẾU NHÀ THIỀN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 13 Tháng một 2010 14:26
- Viết bởi chanhdao
I. TÂM YẾU LÀ GÌ ?
Người tu, nhất là tu thiền phải nắm vững chỗ này thì trên đường tu hết còn nghi ngờ và không sợ lạc vào lối tẻ, đường ma. Vậy tâm yếu là gì? Nói thẳng ra, tâm yếu hay yếu chỉ của người tu thiền là nhận rõ bản tâm chính mình chứ không gì khác. Chính nhận rõ bản tâm là yếu chỉ vào đạo. Bởi vì bao nhiêu phương tiện của Phật nói ra, của Tổ chỉ dạy không ngoài mục đích đánh thức cho người nhận ra bản tâm thôi. Người học đạo mà không nhận ra bản tâm thì vẫn học loanh quanh bên ngoài, vẫn lăng xăng chạy tìm trên chữ nghĩa, chưa thể vào cửa Tổ, nói theo thiền; hay là chưa vào được nhà Như Lai, nói theo giáo.
THỰC TẠI SÁNG NGỜI MUÔN THUỞ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 29 Tháng mười hai 2009 13:41
- Viết bởi chanhdao
I. THỰC TẠI THẾ NÀO ?
Lâu nay bao người cứ bàn về thực tại, nói về thực tại, luận về thực tại và cãi về thực tại rất nhiều, song thế nào là thực? Thực tại có hay không? Ở đâu ? Dường như câu hỏi vẫn còn đang…! Bởi lẽ, thực tại là cái luôn luôn hằng hữu chưa từng thiếu vắng mà luận về nó, bàn về nó thì sao? Có thực tại chưa ?
Ý CHỈ BẤT LẬP VĂN TỰ - tiếp tục
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 22 Tháng mười hai 2009 14:09
- Viết bởi chanhdao
II. TINH THẦN THỂ NGHIỆM CỦA THIỀN
Nói “giáo ngoại biệt truyền”, nói “bất lập văn tự”, với tinh thần đó, thiền môn luôn đòi hỏi người học phải tự thể nghiệm thực sự nơi chính mình, bằng một sức sống chân thật ngay trong lòng mình, chớ không thể chỉ hiểu suông. Phật pháp sâu xa màu nhiệm đã trải qua thời gian dài của sự truyền bá, mà phương tiện truyền bá ở cõi Ta Bà này lại là ngôn ngữ văn tự.
Ý CHỈ BẤT LẬP VĂN TỰ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 10 Tháng mười hai 2009 14:03
- Viết bởi nguyen
I. THẾ NÀO LÀ BẤT LẬP VĂN TỰ
Song song với giáo ngoại biệt truyền, Thiền tông truyền dạy cho nhau là tông “bất lập văn tự.” Với ý nghĩa này Thiền tông có một sức sống vươn lên, khó nắm bắt, khiến nhiều người nghiên cứu đến thiền thì phải đâu đầu, bóp trán. Vương Thường Thị một hôm đến thiền viện hỏi ngài Lâm Tế:
- Cả tăng đường có xem kinh chăng?
Ý CHỈ GIÁO NGỌAI BIỆT TRUYỀN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 24 Tháng mười một 2009 14:31
- Viết bởi nguyen
Trỏ tay vô tận hư không nát
Đưa mắt hằng sa cõi biệt tăm
I. THẾ NÀO LÀ GIÁO NGỌAI BIỆT TRUYỀN?
Nói ‘Giáo ngọai biệt truyền’ tức truyền riêng ngoài giáo, vậy có một pháp thật ngòai kinh giáo để truyền không? Đây là điểm cần thấu rõ, không thì dễ đưa đến hiểu lầm.
Thiền Tông đốn ngộ - Dẫn Nhập
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 24 Tháng mười 2009 13:45
- Viết bởi nguyen
Lắc mình pháp giới bặt tăm hơi
Nói đến thiền tông là nói đến đốn ngộ.
Tức chóng ngộ ngay bản tánh chính mình cùng Phật không khác, không trải qua thứ lớp, không do tu hành mới được. Đây là phá tan cái thấy còn kẹt trên thứ lớp, vượt qua giáo nghĩa phân biệt, ngộ thẳng tự tâm.