headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 06/12/2024 - Ngày 6 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

BIẾT LẮNG NGHE

ThayTrucLam12Trong Kinh Pháp Cú, Phật dạy:

Nếu được bậc hiền đức
Phê bình và sửa sai
Như người chỉ kho vàng
Có lợi mà không hại.

Nghĩa là nếu mà được những bậc hiền đức phê bình hoặc sửa sai, tức là nhắc nhở chỉ lỗi lầm cho chúng ta, thì đó là điều rất quý. Giống như người chỉ kho vàng cho chúng ta khai thác để dùng, nhân đó được nhiều lợi ích. Nên được chỉ lỗi là có lợi mà không hại.

Xem tiếp...

KHÉO CHUYỂN NƠI TÂM

ThayTrucLam6Trong nhà thiền có câu chuyện “Cô gái xấu xí”: một hôm có vị Thiền sư đi tới bờ sông, thấy một cô gái trẻ bỗng nhảy xuống sông. Thiền sư thấy vậy vội vàng kêu cứu, mỗi người xuống cứu cô gái lên. Khi được cứu sống, cô gái không cảm tạ vị Thiền sư mà còn trách cứ, oán ghét là tại sao không để cô chết.

Vị Thiền sư mới nhẹ nhàng hỏi cô gái:

- Tại sao cô muốn tự tử?

Cô gái nói:

Xem tiếp...

TẬP SỐNG VỚI TÂM XẢ

ThayTrucLam3Trong kinh Pháp Cú Phật dạy:

Người ngu si thiếu trí,
Tự ngã thành kẻ thù,
Làm các nghiệp không thiện,
Phải chịu quả đắng cay.

Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.

Biến tự ngã mình làm kẻ thù của mình là sao? Là tự mình làm nghiệp không thiện để rồi chịu quả khổ, quả dắng cay.

Xem tiếp...

OÁN HẬN NÊN GIẢI KHÔNG NÊN KẾT

ThayTrucLam9Hôm nay là ngày nghỉ, quý Phật tử trong đạo tràng thay vì đi chơi hay ở nhà dưỡng sức, ngược lại quý vị dành hết thời gian đến thiền viện đông đủ vừa tu học, nghe pháp để huân tập thêm chủng tử giải thoát, đó là điều rất quí. Quý thầy nhắc nhở thêm một đề tài rất gần gũi với việc tu tập trong cuộc sống chúng ta, đó là “Oán Hận Nên Giải Không Nên Kết”, tức là hận thù nên mở không nên buộc.

Xem tiếp...

TU TÂM XẢ

ThayTrucLam3AI CŨNG MUỐN AN VUI HẠNH PHÚC

Con người sống trên đời ai cũng muốn sống an vui hạnh phúc và không ai muốn mình sống đau khổ.

Người cũng muốn an vui hạnh phúc, mình cũng muốn an vui hạnh phúc, đó là chỗ gặp nhau. Dựa trên điểm chung này chúng ta có thể dễ dàng đến gần nhau hơn, nhưng người đời hầu như không tìm thấy được ý nghĩa này. Chính do mê lầm chấp ngã, chỉ thấy mình không thấy người nên trở thành ngăn cách. Chúng ta chỉ thấy có mình muốn vui, mình muốn hạnh phúc và chỉ mình mới được vui được hạnh phúc mà không cần biết đến người, đó là chỗ không thể gặp nhau.

Xem tiếp...

BỆNH TỰ MÃN DỪNG BƯỚC GIỮA ĐƯỜNG

ThayTrucLam10Người học được một ít lý thiền, hiểu được một vài công án, liền tưởng mình đã đạt thiền, đã đủ vốn liếng không cần học hỏi, tìm hiểu, thưa thỉnh gì thêm. Không ngờ tập khí ngã mạn ngấm ngầm nổi dậy, thấy ta hơn người, ta tự đầy đủ, ta biết hết rồi v.v… thành mở đường cho cái ta sống dậy mà không hay biết. Sự thật cái hiểu của mình có được bao nhiêu, so với mười trí của Phật đã được mấy cái mà vội tự mãn quá thế? Đây là bệnh chẳng phải thiền.

Xem tiếp...

CHƠN SÁM HỐI

ThayTrucLam9(TT. Thích Thông Phương)

Trong bài kệ sám hối ba nghiệp ở Thiền viện mà trước kia thường tụng, có trích bài kệ trong kinh là “Tánh tội vốn không do tâm tạo, Tâm nếu diệt rồi tội sạch trong. Tội trong tâm diệt cả hai không, thế ấy mới là chơn sám hối”. Sám hối đến như vậy đó mới là sám hối rốt ráo.

Tức là Tánh tội vốn không do tâm tạo, nếu tâm diệt rồi thì tội sạch luôn, quán kỹ như vậy mà sám hối là sám hối tận gốc. Đây nói rằng tánh tội vốn tánh không, tức là không phải nó có sẵn nơi mình, mà do tâm mê lầm vọng chấp tạo tội, thành ra do tâm tạo. Mà tâm là hư vọng không thật, nếu tâm hư vọng diệt rồi thì tội sạch. Nếu không có tâm tạo tội thì tội đâu còn. Tâm hết tội như vậy mới thật là chơn sám hối.

Xem tiếp...

VƯỢT RA KHỎI LƯỚI PHIỀN NÃO VÔ MINH

ThayTrucLam11Trong nhà thiền có câu chuyện: Thiền sư Thâm và Hòa thượng Minh, hai huynh đệ trên đường đi đến sông Hoài. Khi đến bờ sông, hai người gặp một người đang kéo lưới, thì có một con cá từ trong lưới nhảy vọt ra. Thiền sư Thâm mới chỉ rồi nói với Hòa thượng Minh: “Giỏi thay! Giống hệt một nạp tăng không khác”.

Xem tiếp...

CHUYỂN HÓA MÊ LẦM

ThayTrucLam10Đức Phật ra đời để nhắc cho chúng sanh biết được những cái mê lầm để chuyển hóa. Ngay thời Đức Phật cũng vậy, khi Đức Phật muốn độ ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thờ thần lửa, Phật mới đến xin ông cho nghỉ qua đêm, ông nói ở đây không đủ chỗ chỉ còn có chỗ thờ rắn lửa thần rất độc hại và nguy hiểm, ai vào đó rồi đều chết.

Xem tiếp...

TRÁNH TẠO NHÂN ĐAU KHỔ

ThayTrucLam9 Một hôm, Đức Phật cùng các vị Tỳ-kheo đi khất thực nơi vùng nông thôn. Gặp đám trẻ đang bắt cua ở dưới ruộng rồi đem lên chơi trò cho chúng chạy đua với nhau, con nào thua thì bị phạt bẻ càng. Thử nghĩ nếu con nào thua chừng 10 lần thì bị bẻ hết càng và chân, khi con cua không thể bò được nữa thì chúng lấy chân giẫm đạp bỏ xuống ruộng. Những con thắng nó cũng bẻ càng bớt để chấp mấy con kia.

Xem tiếp...

BỆNH CHẤP KHÔNG, KHINH THƯỜNG NHÂN QUẢ

ThayTrucLam8Bởi chấp lầm theo kiến giải thô cạn, nghe chỗ lý tột của thiền là bặt niệm đối đãi, không tướng phàm thánh, thiên đường địa ngục có thể được, bèn mặc tình mắng Phật, chửi Tổ, chê Kinh. Song, đó chỉ là nghe hiểu, mà Tâm thật chưa đến , vội đi chê bai tất cả, không ngờ thân mình lọt vào lưới mà mà không hay biết.

Thiền sư Quảng Trí bảo:

"Những người họ đạo, nếu như hành chưa đoạn, tập khí phiền não lại sâu đậm, ghé mắt sanh tình, chạm trần thành trệ, dù rõ ý xong ý nghĩa sanh tử mà sức kia chưa đủ, chẳng thể chấp rằng:" ta đã ngộ xong, phiền não tánh là không, nếu khởi tâm tu lại là điên đảo".

Xem tiếp...