headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

THIỀN BỆNH

giamthienThiền vốn không bệnh, có bệnh sao gọi là thiền? Tuy nhiên, do người thực hành công phu nghiêng lệch, tâm vội vàng hấp tấp không thể nhận sâu lý thật, được ít cho là đủ, tạo cơ hội cho tính chấp ngã được nuôi dưỡng sống còn nên trở thành bệnh hoạn trên đường tu, nếu không kịp thời tỉnh giác thì nhân quả sẽ đến khó lường trước được!

Xem tiếp...

TÂM YẾU BÌNH THƯỜNG GIẢN DỊ

ThayTrucLam7Sự thật tâm yếu này rất bình thường giản dị, ngay chỗ dùng hàng ngày của chúng ta đây thôi, không phải ở đâu xa. Bởi chúng ta quen sống theo ý thức, rồi tưởng tượng quá nhiều, gán cho nó đủ thứ lạ lùng kỳ bí, thành tự cách xa. Cách xa là tự cách chứ không ai xen vào trong đó.
Có vị tăng hỏi Trần Tôn Túc:

- Hằng ngày ăn cơm mặc áo làm sao khỏi được?

Xem tiếp...

BUÔNG CHỖ DUYÊN

ThayTrucLam6Do tâm con người cứ đuổi theo duyên bên ngoài, nhớ cảnh nhớ đối tượng, tâm luôn bám víu nên quên mất thực tại. Bây giờ khéo buông những chỗ tâm duyên theo đó thì sống trở về thực tại. Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy: "Những người tu hành chẳng thể thành tựu được Vô thượng Bồ-đề, cho đến thành Thanh văn, Duyên giác hay làm quyến thuộc của ma, là đều do không biết được hai thứ căn bản, nên tu học lầm lộn.

Xem tiếp...

SỐNG NGAY THỰC TẠI, BÂY GIỜ

ThayTrucLam5Trong nhà thiền luôn nhắc mọi người, phải sống trở về với cái thực tại đang hiện hữu sáng ngời, đó là thiền chân thật. Thiền dạy hành giả là sống trở về ngay thực tại, bây giờ và ở đây. Mặt trời tâm phải luôn luôn mọc ngay đây, luôn chiếu sáng không cho mây che khuất. Thiền sư Pháp Loa, Tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, có lần ngài Pháp Loa hỏi Tổ Trúc Lâm:
- Khi muôn dặm mây tạnh thì thế nào?
Tổ Trúc Lâm đáp:
- Mưa tầm tã.
Lại hỏi:
- Khi muôn dặm mây che kín hết thì thế nào?

Xem tiếp...

THỰC HÀNH LÒNG TỪ BI

ThayTrucLam4Người tu tập tâm từ sẽ cởi mở những tâm oán hờn, vì lòng từ bi thương người đem niềm vui đến cho người thì không có oán hờn, không hại nhau. Chúng ta là đệ tử Phật cần tu tập tâm từ để đem niềm vui đến cho người, xóa bớt khổ đau cho thế gian. Cuộc đời này đã quá khổ chúng ta đừng làm khổ thêm mà phải biết chia sẻ những nỗi khổ cho nhau. Hòa thượng Tôn sư có làm bài thơ Mộng trong đó có câu "Gá thân mộng, dạo cảnh mộng".

Xem tiếp...

THẤU QUA SẮC KHÔNG

sackhongNgười học thiền mà chưa qua được cửa “sắc không”, còn vướng phải chỗ này thì vẫn nằm trong trí đối đãi, y nguyên vẫn đứng ngoài cửa Tổ.

Như Thượng Tọa Minh Nhan là người học rộng, nhớ giỏi, khi đến với Thiền sư Huệ Minh bàn luận về tông thừa; qua một lúc lý luận, cuối cùng Thiền sư Huệ Minh bảo:

Xem tiếp...

THƯỜNG TẠO NGHIỆP LÀNH

ThayTrucLam3Chúng ta muốn vui thì phải tạo nghiệp tương ứng với mong muốn quả vui của mình, tức thường tạo nghiệp lành, tránh nghiệp ác, nghiệp dữ làm khổ người, khổ vật. Muốn vui mà làm khổ người, khổ vật tức là tạo cái nhân khổ, mà tạo nhân khổ thì quả khổ đến chứ làm sao vui được? Trái lại, cái nhân đau khổ không có thì cái quả đau khổ đâu thể đến! Không nhân thì làm sao có quả. Đó là điều thực tế.

Xem tiếp...

KHÔNG BỎ QUA DUYÊN LÀNH ĐÃ GẶP

ThayTrucLamHôm nay chúng ta đã có duyên lành gặp Phật pháp, được chỉ rõ con đường chuyển hóa đau khổ, xấu ác của kiếp người, phải khéo chín chắn suy xét để thực hành, sẽ đưa mình đi lên chỗ tốt đẹp. Một duyên lành đã đến, khó gặp hai lần như thế. Kiếp người là vô thường, không thể có “Tắm hai lần trong một dòng sông”, lời người xưa đã nhắc nhở.

Xem tiếp...

THẤY PHÁP VÀ CHỨNG PHÁP

ThayTrucLam2Có câu chuyện trong thời Phật tại thế, Trưởng lão Pothila thông thuộc Tam tạng trong thời kỳ bảy Đức Phật và thường tuyên đọc giáo lý cho một nhóm năm trăm vị Tỳ-kheo nhưng ông chưa chứng quả. Một hôm nọ, Đức Phật nhủ thầm: "Nếu có dịp thì ta sẽ khuyến khích Trưởng lão này chấm dứt lậu hoặc". Từ khi đó, mỗi lúc vị này đến bên Đức Phật thì Ngài thường gọi: "Hãy đến đây Pothila rỗng!" hoặc là "Chào ông Pothila rỗng!". Cũng có lúc, Phật bảo: "Hãy ngồi xuống đi, Pothila rỗng!" hoặc là "Hãy đi ra, Pothila rỗng!". Thậm chí có khi Trưởng lão đã đi ra rồi thì Đức Phật còn nói theo: "Pothila rỗng đã đi ra rồi!". Nếu mình mà bị nói như vậy thì chắc là tự ái lắm: "Mình là ông thầy lớn mà Phật gọi "Ông thầy rỗng" thì mất mặt với đám đệ tử sao!".

Xem tiếp...

TỰ XÉT LẠI MÌNH

ThayTrucLamĐã biết rõ, gốc tu hành là nơi tâm, là phải tự thắng mình, nên người tu phải luôn quán xét trở lại tâm mình, để nhận rõ những điều xấu dở mà khắc phục chuyển đổi, khiến mỗi ngày tốt hơn. Đó là công phu thiết thực nhất.

Ở Tây Tạng có câu chuyện:

Geshé Ben, một tăng sĩ trẻ Tây Tạng, giữ giới luật Đại Thừa rất kỹ sống vào thế kỷ XI. Một ngày nọ Ben được một gia đình mời đến thọ thực tại gia đình ấy.

Xem tiếp...

PHẢI BIẾT GỐC NGỌN TU HÀNH KHÔNG LẦM

thapdaigiacNgười tu hành, gốc là thắng được mình, làm chủ lại chính mình mà khắc phục các thứ phiền não. Vì vậy hạ thủ công phu phải biết gốc ngọn rõ ràng, tu hành đúng đắn thì đạt kết quả như ý, trái lại là phí công nhiều.
Truyện cổ Phật giáo có câu chuyện:
Một Ni cô nước Sa Ca La gặp vị Bà la môn tu khổ hạnh, dùng năm loại lửa nướng thân mình, đầu tóc khô giòn, môi miệng nứt nẻ. Đời gọi ông là La Hạt Chích (Cây Vải Bông Nướng). Cô thấy vậy nói với ông:
 - Cái đáng thiêu ông không thiêu, lại lầm đi thiêu cái không đáng thiêu, sao mà si mê vậy?

Xem tiếp...