headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 31/10/2024 - Ngày 29 Tháng 9 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

THƯỜNG TẠO NGHIỆP LÀNH

thaytruclam13Chúng ta muốn vui thì phải tạo nghiệp tương ứng với mong muốn quả vui của mình, tức thường tạo nghiệp lành, tránh nghiệp ác, nghiệp dữ làm khổ người, khổ vật. Muốn vui mà làm khổ người, khổ vật tức là tạo cái nhân khổ, mà tạo nhân khổ thì quả khổ đến chứ làm sao vui được? Trái lại, cái nhân đau khổ không có thì cái quả đau khổ đâu thể đến! Không nhân thì làm sao có quả. Đó là điều thực tế.

Xem tiếp...

PHẢI CÓ NHẬN ĐỊNH SÁNG SUỐT ĐỂ VƯƠN LÊN

ThayTrucLam14Câu chuyện của Sa-di Hiền Trí mới bảy tuổi mà chứng quả A-la-hán. Ngài sinh trong gia đình giàu có và được xuất gia với Ngài Xá-lợi-phất. Nhân khi Ngài xuất gia, gia đình đến tinh xá cúng dường liên tiếp bảy ngày. Sang ngày thứ tám thì Tôn giả Xá-lợi-phất dẫn Ngài đi khất thực, Sa-di Hiền Trí nhìn thấy người vét mương dẫn nước vào ruộng, mới hỏi thầy: “Họ làm gì vậy?” Ngài Xá-lợi-phất đáp: “Vét mương để dẫn nước vào ruộng.” Sa-di Hiền Trí nghĩ: “Nước là vật vô tri vô giác không hiểu biết mà con người còn có thể hướng dẫn để sử dụng theo ý mình một cách có lợi ích, còn mình là con người có tâm có tri giác có hiểu biết, vậy thì tại sao mình không thể hướng dẫn tâm mình đi theo con đường dẫn đến A-la-hán”.

Xem tiếp...

TU TÂM XẢ

thaytruclam13Phật dạy thế gian vô thường, tức là từ bản thân cho đến hoàn cảnh bên ngoài đều là pháp biến đổi không cố định, không bền chắc. Đã không cố định bền chắc, tại sao lại bám chắc, giữ chặt để chịu khổ?

Ví dụ như cái nhà chúng ta đang ở hoặc mảnh đất ta đang sở hữu, nó có thật cố định là của mình không? Nếu nghĩ nhà này cố định là của tôi, khi nó không còn của tôi nữa liền khổ.

Xem tiếp...

THỪA TỰ NGHIỆP

ThayTrucLam2Trong kinh Pháp Hoa dạy, khi đức Phật Đại Thông Trí Thắng thành Phật, thì ánh sáng soi khắp mười phương, tất cả chúng sanh bỗng nhiên thấy nhau hết. Tức là không còn ranh giới giữa cõi này cõi kia. Chúng sanh nhờ ánh sáng của Phật soi thấy rõ nhau nên ngạc nhiên nói, thế gian này chúng sanh nhiều quá mà sao lâu nay không thấy? Vậy lâu nay bị cái gì che mà không thấy? Bị cái tôi này che. Khi ấy nhờ ánh sáng Phật phá tan mọi ranh giới nên chúng sanh thấy nhau.

Xem tiếp...

THỰC CHỨNG

ThayTrucLamCó câu chuyện trong thời Phật tại thế, Trưởng lão Pothila thông thuộc Tam tạng trong thời kỳ bảy Đức Phật và thường tuyên đọc giáo lý cho một nhóm năm trăm vị Tỳ-kheo nhưng ông chưa chứng quả. Một hôm nọ, Đức Phật nhủ thầm: "Nếu có dịp thì ta sẽ khuyến khích Trưởng lão này chấm dứt lậu hoặc". Từ khi đó, mỗi lúc vị này đến bên Đức Phật thì Ngài thường gọi: "Hãy đến đây Pothila rỗng!" hoặc là "Chào ông Pothila rỗng!". Cũng có lúc, Phật bảo: "Hãy ngồi xuống đi, Pothila rỗng!" hoặc là "Hãy đi ra, Pothila rỗng!". Thậm chí có khi Trưởng lão đã đi ra rồi thì Đức Phật còn nói theo: "Pothila rỗng đã đi ra rồi!". Nếu mình mà bị nói như vậy thì chắc là tự ái lắm: "Mình là ông thầy lớn mà Phật gọi "Ông thầy rỗng" thì mất mặt với đám đệ tử sao!".

Xem tiếp...

PHẢN QUAN TỰ KỶ

ThayTrucLam8 "Phản quan tự kỹ" tức tự soi xét lại chính mình, đây là điểm trọng yếu trên đường học Phật. Mình học lời Phật, lời Tổ, lời Kinh nhưng phải soi xét lại chính mình để thắp sáng vào cuộc sống thì đó mới là thật học, chứ không phải là học để thêm kiến thức, thêm hiểu biết. Cho nên học lời Phật, lời Tổ, lời Kinh thì phải khéo chuyển những nghĩa lý chết ở trong văn tự thành những nghĩa lý sống, làm sao có sức sống chân thật thì đó mới thực sự là người học chân thật. Có câu chuyện vào thời Đường, Tướng công Vu Địch đến hỏi Thiền sư Đạo Thông ở núi Tử Ngọc:

- Thế nào là gió đen thổi thuyền bè trôi dạt vào nước quỷ La-sát ?

Xem tiếp...

GIẢI TỎA HẬN THÙ

ThayTrucLam2Chúng ta tu hành theo Phật là cần giải tỏa hận thù, không ôm hay kết hận thù, mới xứng đáng là người Phật tử. Kinh Pháp Cú, Phật dạy:

Nó mắng tôi đánh tôi,
Nó thắng tôi cướp tôi,
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.

Xem tiếp...

TÂM HẬN THÙ LÀ THUỐC ĐỘC HẠI MÌNH

ThayTrucLam3Người sống mà ôm tâm hận thù thì đó là thuốc độc mạnh gây hại rất lớn. Vì vô minh chấp ngã nên người đời không thấy sự độc hại của tâm thù hận, do đó khi gặp ai xử tệ với mình, làm mình không vui hoặc gặp việc trái ý nghịch lòng thì ôm lòng hận thù nhưng đâu biết chính tâm hận thù đó giết chết mình mà không hay.

Thí dụ chúng ta ôm hận trong lòng là không vui, mà không vui thì ăn không ngon ngủ không yên. Khi ăn luôn nghĩ tới người làm mình giận nên ăn không ngon; lên giường ngủ mà nghĩ đến kẻ nghịch thì hận ngủ không được, cho nên tâm hận thù đó giết mình chết dần chết mòn theo thời gian. Hoặc khi đang vui vẻ hớn hở, nghe người đối nghịch với mình gặt hái được thành công hạnh phúc, mọi người khen ngợi là mình liền mất vui, là thấy khổ đến.

Xem tiếp...

CHÂN LÝ BÌNH ĐẲNG

ThayTrucLam9Đức Phật khi mới thành đạo, Ngài liền kêu lên: “Lạ thay, lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai, vì các thứ vọng tưởng chấp trước che mờ, bèn thành lưu chuyển trong sanh tử ”. Đây là một chân lý bình đẳng, là một lẽ thực mọi người đều có đủ, chứ không chỉ riêng ai.

Tức là khi Phật giác ngộ, Phật thấy tất cả chúng sanh đều có trí tuệ Như Lai, đều có tâm Phật hết. Nhưng vì những thứ vọng tưởng, chấp trước che mờ, thành ra bị lưu chuyển trong luân hồi sanh tử.

Xem tiếp...

TINH THẦN PHẢN QUAN

ThayTrucLam10Ở Việt Nam, Thượng sĩ Tuệ Trung là một vị cư sĩ giác ngộ đạo lý cao siêu, sống tự tại trong sanh tử. Khi còn học đạo với Ngài, vua Trần Nhân Tông có hỏi: “Tông chỉ của việc bổn phận là thế nào?”. Ngài dạy: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”. Tức là soi sáng lại chính mình là việc bổn phận, đó là việc chính của mình, không từ nơi khác mà được.

Xem tiếp...

AI CŨNG CÓ TÂM

ThayTrucLam11Chúng ta kiểm lại trên thế gian này xem, ai sinh ra đời cũng đều có tâm hết. Nếu không tâm thì thành cây thành đá vô tri rồi! Mà có tâm tức là có biết. Có biết tức có giác. Có giác tức là có Phật. Như Đức Phật giác ngộ là từ đâu mà giác ?

Có nhiều vị nghiên cứu lịch sử nghe nói Phật ngồi thiền định dưới cội Bồ-đề 49 ngày đêm. Đến đêm 49 thấy sao Mai mọc, Ngài liền giác ngộ thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, rồi cho rằng Phật giác ngộ từ dưới cội Bồ đề. Nhưng đâu phải vậy, mà chính từ tâm được giác ngộ.

Xem tiếp...