headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 25/04/2024 - Ngày 17 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

THIỀN SƯ TĂNG MẬT

(?-?)

Sư ở chỗ Nam Tuyền đến phiên đập sợi. Nam Tuyền thấy hỏi:

- Làm gì?

Sư đáp:- Đập sợi.

Nam Tuyền hỏi:- Ông lấy tay đập hay chân đập?

Xem tiếp...

THIỀN SƯ LƯƠNG GIỚI

Động Sơn - Khai Tổ Tông Tào Động - (807-869)

Sư họ Du quê ở Hội Kê. Thuở nhỏ theo thầy tụng kinh Bát-nhã đến câu "vô nhãn nhĩ tĩ thiệt thân ý", Sư chợt lấy tay rờ mặt hỏi thầy:

- Con có mắt, tai, mũi, lưỡi  cớ sao trong kinh nói không? Ông thầy kinh lạ, bảo:

- Ta chẳng phải thầy của ngươi.

Ông giới thiệu Sư đến núi Ngũ Tiết làm lễ Thiền sư Linh Mặc xin xuất gia. Năm 21 tuổi, Sư đến Tung Sơn thọ giới cụ túc.

Xem tiếp...

THIỀN SƯ SÙNG TÍN

(Long Ðàm)

Sư con nhà bán bánh. Thuở nhỏ có những điềm lạ. Lúc Thiền sư Ðạo Ngộ được Tiết sử họ Lư thỉnh ở chùa Thiên Vương, người ta không thể hiểu được. Nhà Sư ở đầu đường vào chùa, mỗi ngày Sư đem mười cái bánh vào cúng dường Thiền sư Ðạo Ngộ. Ðạo Ngộ nhận ăn xong, thường để lại một cái bánh, bảo:

Xem tiếp...

THIỀN SƯ TÙNG THẨM

Triệu Châu - (778 - 897)

Sư họ Hác, quê ở làng Hác, thuộc Tào Châu. Lúc bé Sư xuất gia ở Hỗ Thông Viện tại bản châu, nhưng chưa thọ giới. Sư tìm đến Trì Dương tham vấn Nam Tuyền (Phổ Nguyện) gặp lúc Nam Tuyền nằm nghỉ, mà vẫn hỏi:

Xem tiếp...

THIỀN SƯ CẢNH SẦM

(Trường Sa)

Sau khi đắc pháp nơi Nam Tuyền, Sư đến Lộc Uyển an trụ. Về sau, Sư không ở một chỗ nhất định, chỉ tùy duyên tùy cảnh giáo hóa độ sanh. Vì thế, người đương thời gọi Sư là Hòa thượng Trường Sa.

Sư thượng đường dạy chúng:

Xem tiếp...

THIỀN SƯ TRÍ CHƠN

(782 - 865)

Sư họ Liễu, quê ở Dương Châu, xuất gia tại chùa Hoa Lâm ở bản châu. Ðời Ðường niên hiệu Nguyên Hòa năm đầu (806 T.L.), Sư đến Nhuận Châu thọ giới ở chùa Thiên Hương. Sư không thích học tập Kinh Luận, chỉ mộ tu Thiền.

Sư tìm đến yết kiến Thiền sư Hoài Uẩn (Chương Kỉnh).

Hoài Uẩn hỏi:- Ở đâu đến?

Xem tiếp...

THIỀN SƯ HOẰNG BIỆN

Vua Ðường Tuyên Tông hỏi Sư:

- Thiền tông sao có tên Nam, Bắc?

Sư đáp:

- Thiền môn vốn không có Nam, Bắc. Xưa Như Lai đem chánh pháp nhãn trao cho Tổ Ðại Ca-diếp, lần lượt truyền nhau đến đời thứ hai mươi tám là Tổ Bồ-đề-đạt-ma. Tổ Ðạt-ma sang phương này (Trung Hoa) là Sơ Tổ, truyền đến vị Tổ thứ năm là Ðại sư Hoằng Nhẫn. Tổ Hoằng Nhẫn mở bày chánh pháp ở Ðông Sơn có hai đệ tử lỗi lạc là Huệ Năng và Thần Tú. Ðại sư Huệ Năng được truyền y bát, về ở Lãnh Nam làm Tổ thứ sáu. Ðại sư Thần Tú ở phương Bắc giáo hóa. Sau này, đệ tử Sư Thần Tú là Phổ Tịch lập thầy mình lên làm Tổ thứ sáu, rồi tự xưng là Tổ thứ bảy. Hai vị ấy được pháp là một, mà mở đạo khai ngộ có đốn tiệm khác nhau, cho nên gọi là Nam đốn, Bắc tiệm. Chẳng phải Thiền tông sẵn có tên Nam, Bắc vậy.

Xem tiếp...

THIỀN SƯ VÔ NGÔN THÔNG

(? - 826)

Sư họ Trịnh, quê ở Quảng Châu, xuất gia tại chùa Song Lâm xứ Vũ Châu. Tánh Sư điềm đạm ít nói mà thông minh, nên thời nhân gọi là Vô Ngôn Thông.

Sư lễ Phật, có một Thiền khách hỏi:- Tọa chủ lễ đó là cái gì?

Sư đáp:- Là Phật.

Thiền khách bèn chỉ tượng Phật hỏi:- Cái này là Phật gì?

Sư không đáp được.     

Xem tiếp...

THIỀN SƯ THẦN TÁN

Sư quê ở Phước Châu, xuất gia tại chùa Ðại Trung quận nhà. Sau, Sư đi hành khước gặp Bá Trượng Hoài Hải chỉ dạy được khai ngộ.

Sư trở về quê, bổn sư hỏi:

- Ngươi rời ta đi các nơi, đã được sự nghiệp gì?

Sư thưa:- Hoàn toàn không có sự nghiệp.

Bổn sư sai hầu hạ như trước.

Xem tiếp...

THIỀN SƯ ÐẠI AN

(? - 883)

Sư họ Trần, quê ở Phước Châu, xuất gia lúc còn bé, ở núi Hoàng Bá chuyên học Kinh Luật. Sư thường tự nghĩ: "Ta tuy cố gắng nhọc nhằn mà chưa nghe được lý huyền cực." (lý cao siêu tột cùng của đạo) Do đó, Sư bèn một mình du phương, định sang Hồng Châu, đi Thượng Nguyên gặp một ông già bảo Sư: "Thầy nên đến Nam Xương sẽ có sở đắc." Sư liền đi đến ra mắt Bá Trượng.

Xem tiếp...