headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 23/12/2024 - Ngày 23 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Trung luận - PHÁ HÀNH

        Như kinh Phật đã nói,
        Tướng hư dối vọng cướp (đoạt)
        Vì các hành vọng cướp (đoạt)
        Đây gọi là hư dối.

Hỏi: - Như kinh Phật đã nói,
         Tướng hư dối vọng cướp (đoạt).
         Vì các hành vọng cướp (đoạt),
         Đây gọi là hư dối.

Trong Kinh Phật nói, hư dối tức là tướng vọng cướp đoạt; một chân thật nghĩa là niết bàn, chẳng phải tướng vọng cướp đoạt. Do kinh nói như thế nên biết, có tướng các hành hư dối vọng cướp đoạt?

Đáp: -  Hư dối vọng cướp đoạt,
            Trong đó chỗ nào cướp?
            Phật nói việc như thế,
            Muốn để chỉ nghĩa KHÔNG.

Nếu pháp là tướng bị vọng cướp đoạt, pháp ấy tức là hư dối. Trong các hành đây bị cướp đoạt cái gì? Phật nói như thế phải biết là nói nghĩa KHÔNG.

Hỏi: - Làm sao biết tất cả các hành đều là nghĩa KHÔNG?

Đáp: - Vì tất cả các hành là tướng hư vọng nên Không. Vì các hành sanh diệt không dừng trụ, không tự tánh nên không. Các hành gọi là năm ấm, vì từ năm ấm sanh nên năm ấm ấy đều hư vọng, không có tướng thật. Tại sao? Như sắc lúc mới sanh, chẳng phải sắc lúc biết bò, sắc lúc biết bò chẳng phải sắc lúc biết đi, sắc lúc biết đi chẳng phải sắc lúc trẻ con, sắc lúc trẻ con chẳng phải sắc lúc trai trẻ, chẳng phải sắc lúc tuổi già. Như sắc vì niệm niệm không dừng trụ nên phân biệt tánh thật chẳng thể được. Sắc mới sanh là tức sắc biết bò cho đến sắc tuổi già hay là khác? Cả hai đều có lỗi. Tại sao? Nếu sắc mới sanh tức sắc biết bò cho đến tuổi già, như thế ắt là một sắc, đều là mới sanh, không có biết bò cho đến tuổi già. Lại như hòn đất sét thường là hòn đất sét, trọn chẳng làm bình. Tại sao? Vì sắc thường cố định.

Nếu sắc mới sanh khác sắc biết bò, ắt mới sanh chẳng làm biết bò, biết bò chẳng làm mới sanh. Tại sao? Vì hai sắc là khác. Như thế, sắc trẻ con, lớn lên, trai tráng, tuổi già chẳng nên tiếp nối nhau, sẽ mất pháp thân thuộc, không cha, không con. Nếu vậy, chỉ có mới sanh nên được có cha, ngoài ra ắt biết bò cho đến tuổi già chẳng nên có phần. Thế nên cả hai đều có lỗi.

Hỏi: - Dù sắc chẳng thật, mà sắc mới sanh diệt rồi, tiếp nối nhau lại sanh cho đến sắc tuổi già, không có lỗi như trên?

Đáp: - Sắc mới sanh tiếp nối nhau, sanh là diệt rồi mà tiếp nối nhau sanh hay chẳng diệt mà tiếp nối nhau sanh? Nếu sắc mới sanh diệt rồi, làm sao có tiếp nối nhau, vì không có nhân. Như dù có củi bị đốt, nhưng vì lửa đã tắt nên không có tiếp nối nhau.

Nếu sắc mới sanh chẳng diệt mà tiếp nối nhau, ắt sắc mới sanh chẳng diệt là thường trụ tướng cũ, cũng không có tiếp nối nhau.

Hỏi: - Tôi chẳng nói do diệt hay chẳng diệt nên tiếp nối nhau sanh, chỉ nói vì chẳng dừng trụ, tương tợ mà sanh nên nói tiếp nối nhau sanh?

Đáp: - Nếu vậy, ắt có sắc thật rồi lại sanh nữa, như thế lý đáng có ngàn muôn thứ sắc. Nhưng việc ấy chẳng đúng.

Như thế cũng không có tiếp nối nhau. Như thế suy tìm tất cả chỗ đều không có tướng thật của sắc, chỉ do lời nói ở thế tục nên có. Như cây chuối, tìm lõi chắc của nó không thể được, chỉ có bẹ và lá thôi. Như thế người trí tìm sắc ấm niệm niệm diệt, trọn không có thật sắc để được, chẳng trụ sắc hình, sắc tướng, tương tợ thứ lớp sanh, khó có thể phân biệt. Như ánh lửa ngọn đèn, phân biệt sắc thật chẳng thể được. Từ sắc thật lại có sắc sanh chẳng thể được, thế nên vì sắc không tánh thật nên không, chỉ do lời nói của thế tục nên có.

Thọ cũng như vậy, người trí đủ thứ quán sát, do thứ lớp tương tợ nên sanh diệt khó có thể phân biệt mà biết. Như dòng nước tiếp nối nhau, chỉ do cảm giác nên nói ba thọ ở ngay thân. Vì vậy nên biết thọ đúng với thuyết về sắc.

Tưởng nhân danh tướng mà sanh nếu lìa danh tướng ắt chẳng có sanh. Thế nên Phật nói do phân biệt biết tướng danh tự nên gọi là tưởng, chẳng phải thật có trước, từ các duyên mà sanh, vốn không tánh thật. Vì không tánh thật nên như bóng theo hình, nhân hình có bóng, không hình ắt không bóng, bóng vốn không có thật. Nếu thật có, lìa hình nên có bóng, mà thật chẳng phải. Thế nên từ các duyên mà sanh vì không tự tánh nên chẳng thể được. Tưởng cũng như thế, chỉ nhân danh tướng bên ngoài, do lời nói của thế tục nên có .

Thức, nhân sắc thanh hương vị xúc..., mắt tai mũi lưỡi thân vv....mà sanh. Do vì các căn mắt... riêng khác nên thức có riêng khác. Thức ấy là ở sắc, ở mắt hay ở khoảng giữa? Không có cố định. Chỉ sanh rồi thì nhân biết trần, nhân biết người này, nhân biết người kia. Vậy thức nhân biết người này tức là thức nhân biết người kia hay là khác? Cả hai trường hợp đó đều khó có thể phân biệt. Như nhãn thức, nhĩ thức cũng khó phân biệt. Do khó phân biệt nên hoặc nói là một, hoặc nói là khác, không có cố định. Vì phân biệt từ các duyên mà sanh. Vì mắt... có phân biệt nên không, không có tự tánh. Như con hát ngậm hạt Châu rồi nhả ra chỉ cho người, ắt sẽ sanh nghi: đó là hạt Châu cũ hay hạt Châu khác? Thức cũng vậy, sanh rồi lại sanh là thức cũ hay thức khác? Thế nên phải biết, vì thức chẳng dừng trụ nên không tự tánh, hư dối như huyễn.

Các hành cũng như thế. Các hành là thân khẩu ý. Hành có hai thứ : tịnh và bất tịnh. Những gì là bất tịnh? Làm não hại chúng sanh, tham trước... gọi là bất tịnh. Chẳng làm não hại chúng sanh, nói lời chân thật, chẳng tham trước... gọi là tịnh, hoặc có tăng, hoặc có giảm.

Tịnh hành là ở trong người, trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới thọ quả báo xong thì giảm, rồi do làm trở lại nên gọi là tăng.

Bất tịnh hành cũng như thế, ở trong địa ngục, súc sanh, ngạ qủy, atula ... là thọ quả báo xong thì giảm, rồi do làm trở lại nên gọi là tăng. Bởi do các hành có tăng có giảm nên chẳng dừng trụ. Như người có binh, tuy nghi chữa trị thích hợp ắt sẽ trừ khỏi. Nếu chẳng thích hợp binh ắt sẽ nhóm thêm. Các hành cũng như vậy, vì có tăng có giảm nên chẳng thật có, chỉ do lời nói củ thế tục nên có. Vì nhân thế đế nên được thấy đệ nhất nghĩa đế. Nghĩa là vô minh duyên các hành, từ các hành có thức kết dính, vì thức kết dính nên có danh sắc, từ danh sắc có lục nhập, từ lục nhập có xúc, từ xúc có thọ, từ thọ có ái, từ ái có thủ, từ thủ có hữu, từ hữu có sanh, từ sanh có lão tử, ưu bị khổ não, thương yêu xa lìa khổ, oán ghét gặp gỡ khổ .v.v... Như thế các khổ đều do các hành làm gốc. Phật vì thế đế nên nói. Nếu người được đệ nhất nghĩa đế, sanh trí tuệ chân thật ắt vô minh dứt. Vì vô minh dứt nên các hành cũng chẳng nhóm. Vì các hành chẳng nhóm nên những điều do thấy đế được đoạn là thân kiến, nghi, giới cấm thủ… được đoạn; và những điều từ tư duy được đoạn, là tham nhuế, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, điệu hý, vô minh... cũng đoạn. Do đoạn như thế nên từng phần diệt. Nghĩa là vô mình, các hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, ưu bị khổ não, thương yêu xa lìa khổ, oán ghét gặp gỡ khổ v.v... đều diệt. Do diệt như thế nên thân năm ấm rốt ráo diệt, trọn không có thừa, chỉ có không. Bởi thế do Phật muốn chỉ nghĩa Không nên nói các hành hư dối.

Lại nữa, vì các pháp không tánh nên hư dối. Vì hư dối nên không. Như bài kệ nói:

                Vì các pháp có khác,
                Nên biết đều không tánh.
                Pháp không tánh cũng không,
                Vì tất cả pháp không.

Các pháp không có tánh. Tại sao? Dù các pháp có sanh mà chẳng trụ tự tánh, thế nên không tánh. Như đứa bé mới sanh, thật trụ tự tánh thì trọn chẳng làm biết bò cho đến tuổi già, mà mới sanh thứ lớp tiếp nối nhau có tướng khác hiện: biết bò cho đến tuổi già. Thế nên vì các pháp có tướng khác nên biết không tánh.

Hỏi: - Nếu các pháp không tánh, tức có pháp không tánh, có lỗi gì?

Đáp: - Nếu không tánh, làm sao có pháp? Làm sao có tướng? Tại sao? Vì không có cội gốc. Chỉ vì phá tánh nên nói không có tánh. Pháp không tánh ấy nếu là có thì chẳng gọi tất cả pháp KHÔNG. Nếu tất cả các pháp KHÔNG, làm sao có pháp không tánh?

Hỏi: - Nếu các pháp không tánh,
         Làm sao nói mới sanh.
         Cho đến lúc tuổi già,
         Có nhiều thứ tiếng khác.

Nếu các pháp không tánh, ắt không có tướng khác, mà ông nói có tướng khác, thế nên có tánh các pháp. Nếu không tánh các pháp, làm sao có tướng khác?

Đáp:Nếu các pháp có tánh,
            Làm sao mà được khác?
            Nếu các pháp không tánh,
            Làm sao mà có khác.

Nếu các pháp thật có tánh, làm sao có thể có khác? Tánh gọi là thật có, chẳng thể đổi khác. Như vàng thật thì chẳng thể biến đổi. Lại như tánh tối chẳng biến lám sáng, tánh sáng chẳng biến làm tối.

        Lại nữa,
                    Pháp ấy ắt chẳng khác,
                    Pháp khác cũng không khác.
                    Như trẻ chẳng làm già,
                    Già chẳng làm trẻ (Già).

Nếu pháp thật có khác ắt nên có tướng khác, vậy tức pháp ấy là khác hay pháp khác là khác? Cả hai đều chẳng đúng. Nếu pháp ấy là khác, ắt già nên làm già, mà thật già chẳng làm già. Nếu pháp khác là khác, thì già cùng trẻ khác, trẻ nên làm già, mà trẻ thật chẳng làm già. Cả hai đều có lỗi.

Hỏi: - Nếu pháp ấy tức khác, có lỗi gì? Như hiện nay mắt thấy tuổi trẻ trải qua thời gian năm tháng ắt già?

Đáp: - Nếu pháp ấy tức khác, sửa nên tức là lạc, chẳng cần nhân duyên nữa. Việc đó chẳng đúng. Tại sao? Vì sửa cùng lạc có nhiều thứ khác nên sửa chẳng tức là lạc. Vì vậy pháp chẳng tức là khác.

Nếu bảo pháp khác là khác, việc đó cũng chẳng đúng. Lìa sửa lại có vật gì làm lạc? Như thế suy xét kỹ, pháp ấy chẳng khác, pháp khác cũng chẳng khác. Vì vậy chẳng nên có chấp thiên lệch.

Hỏi: - Phá cái ấy, phá cái khác, vẫn còn CÓ KHÔNG. KHÔNG tức là pháp?

Đáp: -  Nếu có pháp chẳng KHÔNG,
            Ắt nên có pháp KHÔNG.
            Thật không pháp chẳng KHÔNG
            Đâu được có pháp KHÔNG.

Nếu do có pháp chẳng KHÔNG làm nhân nhau nên mới có pháp KHÔNG, mà từ trước đến đây đã dùng đủ thứ nhân duyên phá pháp chẳng KHÔNG; Vì không có pháp chẳng KHÔNG nên không có đối đải nhau. Vì không có đối đải nhau nên đâu có pháp KHÔNG.

Hỏi: - Ông nói vì không có pháp chẳng KHÔNG nên pháp KHÔNG cũng không. Nếu vậy, tức là nói về KHÔNG, chỉ do không có đối đải nhau nên chẳng thể có chấp. Nếu có đối lý đáng có đợi nhau. Nếu không có đối, ắt không có đợi nhau. Vì không có đợi nhau ắt không tướng. Vì không tướng ắt không chấp. Như thế tức là nói KHÔNG?

Đáp: -  Đại Thánh nói pháp KHÔNG,
            Vì lìa các kiến chấp.
            Nếu lại thấy có KHÔNG,
            Chẳng được Phật giáo hóa.

Đại Thánh vì phá 62 kiến chấp và các phiền não vô minh, ái ... nên nói KHÔNG. Nếu người đối với KHÔNG lại sanh kiến chấp, người ấy chẳng thể giáo hóa. Vì như có bệnh cần uống thuốc mới có thể trị. Nếu thuốc lại làm bệnh ắt chẳng thể trị. Như lửa từ củi phát ra, dùng nước có thể dập tắt. Nếu từ nước sanh, dùng cái gì dập tắt? Như KHÔNG là nước, hay dập tắt các lửa phiền não, có người vì tội nặng, tâm tham trước sâu dày, trí tuệ cạn cợt nên đối với KHÔNG lại sanh kiến chấp: Hoặc bảo có KHÔNG, hoặc bảo không có KHÔNG. Nhân có không lại dấy lên phiền não, nếu dùng KHÔNG để giáo hóa người này, ắt họ nói: “Tôi đã biết là KHÔNG lâu rồi”. Nếu lìa KHÔNG ắt không có đạo niết bàn. Như kinh nói: Lìa ba môn không, vô tướng, vô tác mà được giải thoát, chỉ có lời nói thôi.

[ Quay lại ]