Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21 |
|
Sáng ngày 31/01/2024 (nhằm ngày 20 tháng chạp- Quý Mão), tại Tổ đình- Thiền viện Thường Chiếu (huyện Long Thành, Đồng Nai), chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm và cúng giỗ lần thứ 51 cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa (1918-1973).
Dưới sự chỉ dẫn của Hòa thượng trụ trì Tổ đình, đúng 08 giờ sáng, toàn thể chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử đã vân tập đông đủ về Tổ đường, cung nghinh Hòa thượng Ân Sư thượng Thanh hạ Từ - Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam quang lâm chứng dự. Toàn thể đại chúng thành tâm tưởng niệm, dâng trà, thực phẩm cúng Tổ sư theo nghi thức thiền môn.
Nói đến ngày Xuân, chúng ta có cảm tưởng như chỉ có Xuân ở thế gian, nhưng thật ra trong nhà Phật cũng dùng chữ Xuân để nói lên những ý nghĩa thâm trầm của Đạo.
Tất cả chúng ta có đủ phước duyên nên chọn được con đường của mình đang đi, một con đường thênh thang, tươi mát và an lạc. Nói như vậy có vẻ như chủ quan, nhưng sự thật nếu tất cả chúng ta đều một lòng hướng thẳng về sự tu hành, đi theo con đường Đức Phật đã dạy, thì mỗi bước đi là một bước an lành, mỗi bước đi là rơi rụng bao nhiêu đau khổ. Thế nên con đường tươi đẹp và mát mẻ chúng ta đang đi là tượng trưng cho mùa xuân.
Hôm nay ngày mùng 8 tháng Chạp năm Nhâm Dần - 2022, là ngày truyền thống của Thiền phái Trúc Lâm, cũng là ngày thầy tròn đầy tuổi thọ bách tuế, viên mãn phúc tuệ và công đức của một thiền sư nước việt.
Tăng Ni, Phật tử thiền phái Trúc Lâm hết sức vui mừng khi Thầy trụ thế dài lâu, làm bậc tùng lâm thạch trụ cho Tăng-già thêm vững mạnh. Thầy là hiện thân của sự tiếp nối mạch nguồn Tổ tông, khiến cho dòng thiền nước Việt tuôn chảy mãi không ngừng, là bậc tông sư mô phạm cho Tăng Ni tứ chúng theo về, siêng năng tu học.
Người đời do có tập khí mê lầm từ vô lượng kiếp tới giờ, cho nên sống, rồi làm việc, tạo tác toàn theo nghiệp vô minh. Bị nghiệp dẫn, chi phối nên sống mà không có tự chủ. Đó là sống mất mình.
Mà vô minh là cái gì? Vô minh là mê lầm, chấp ngã, không phải ta mà chấp là ta, từ chỗ đó tạo bao nhiêu nghiệp, dẫn đi vào trong sanh tử luân hồi. Trong kinh Viên Giác Phật định nghĩa thật rõ ràng.
Đối với người bước chân vào đạo, các kinh, luật rất quan trọng với những người đó; vì đó là nền tảng quan trọng cho đời tu của chính họ. Trong đó, kinh Phước Điền răn dạy các vị Sa-di mới vào chùa các kiến thức cơ bản và đặc biệt là phải có đủ năm đức:
1. Phát tâm xuất gia, vì đeo thân mạng
2. Bỏ hình tốt của mình, vì hợp với pháp phục
3. Dứt ái từ thân, vì không đoái hoài
4. Gạt bỏ thân mạng, vì tôn trọng pháp
5. Chí cầu Đại thừa, vị độ chúng sanh
- Tâm Chơn - |
|
Chín mươi chín tuổi, chữ NHƯ vuông tròn Tuổi cao thân bệnh hao mòn
Người luôn an trú sắt son tâm thiền.
Lối về vững chãi qua miền quê xưa Bên bờ Thiền-Giáo đón đưa Trao đèn nối đuốc phụng thừa tông phong. Người ngồi đó, mọi việc thông Trợ duyên Phật sự cửa Không viên thành Tử tôn kết hạt niệm lành
Bao nhiêu công đức tu hành kính dâng!
Lưu duyên trụ thế trên hàng mười mươi Miên trường đạo thọ sáng ngời
Tuôn dòng suối pháp muôn nơi mát lòng.
Người khôi phục lại Thiền tông nước nhà Trúc Lâm Yên Tử thiền gia
Đạo-Đời dung nhiếp âu ca Lý-Trần.
Nguyện cùng kế tục bước chân của Người Thiền sư cuối thế kỷ hai mươi! |