headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 28/03/2024 - Ngày 19 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Không có đạo tâm

Văn Đạo là một vị tăng hành cước, từ lâu ngưỡng mộ đạo phong của thiền sư Huệ Huân, cho nên trèo non lội suối hàng ngàn dặm đến trước hang động chỗ ở của thiền sư, thưa:
- Con ngưỡng mộ cao phong của thiền sư từ xa đến đây, xin Hòa thượng từ bi khai thị.

Xem tiếp...

Không có miệng để thuyết pháp

Có một học tăng tên Đạo Niệm, xuất gia được mấy mươi năm, đến các nơi tham học mà chưa được khai ngộ. Một hôm, thỉnh thiền sư Thạch Thê chỉ dạy :
- Con chưa biết bản tánh của mình, xin thiền sư chỉ cho.
Thạch Thê nói :
- Thạch Thê không có miệng.

Xem tiếp...

Đầu cọp sừng dài

Có lần thiền sư Hoàng Bá đến nhà bếp, thấy Điển tọa (phụ trách nấu cơm) bèn hỏi :
- Ông đang làm gì ?
Điển tọa đáp :
- Con đang nấu cơm.
- Mỗi ngày nấu bao nhiêu gạo ?

Xem tiếp...

Biến và bất biến

Thời Đường Võ Tông hủy diệt Phật pháp, thiền sư Nham Đầu may một bộ đồ đời để chuẩn bị lúc bất đắc dĩ mà ứng biến. Không bao lâu, nhà vua truyền lệnh bắt tăng ni phải hoàn tục, có những vị cao tăng nổi tiếng mà cũng bị bắt hình phạt. Thiền sư Nham Đầu vì tránh chính sách khắc nghiệt này mà sư cũng mặc đồ đời đội nón dân, âm thầm ẩn tích trong chùa của một sư cô. Khi ấy, sư cô đang dùng cơm trong nhà ăn, Nham Đầu nghênh ngang bước vào trù phòng, tự tiện lấy chén đũa dùng cơm.

Xem tiếp...

Tiếng rống sư tử trên tảng đá

Thiền sư Hy Thiên Thạch Đầu lúc mới đến Nam Nhạc, ngày hôm sau thưa với thiền sư Hoài Nhượng :
- Hôm qua con đến đây thấy có một thiền tăng trẻ vô lý ngồi như như bất động trên tảng đá.
Hoài Nhượng nghe xong hỏi :
- Ông có lầm không ?
Hy Thiên nói :
- Không !

Xem tiếp...

Một chữ quên rất khó

Thiền sư Triệu Châu hỏi Quy Sơn Linh Hựu :
- Thế nào là ý Tổ sư nhiều đời ?
Quy Sơn gọi thị giả, bảo :
- Hãy đem cái ghế đến đây mau !
Triệu Châu nói :
- Từ khi ta làm chủ một ngôi chùa đến nay, chưa từng gặp một thiền giả chân chánh.

Xem tiếp...

Chỗ ở của mình

Thiền sư Triệu Châu một đời sống lang thang rày đây mai đó, yên theo phận mình, tùy duyên vui vẻ sinh hoạt với mọi người, nơi nào cũng là nhà. Một đời làm tăng hành cước, đến tám mươi tuổi mà vẫn còn hành cước. Có bài thơ như sau:

                    Triệu Châu tám chục vẫn tham thiền,
                    Bởi tại tâm mình vốn chưa yên.
                    Đến khi trở về không một việc,
                    Mới hay uổng phí giày cỏ tiền.

Xem tiếp...

Nặng bao nhiêu

Hàn lâm Học sĩ Tô Đông Pha nhân bàn luận đạo lý với thiền sư Chiếu Giác, khi bàn đến câu “Tình và vô tình, đồng viên chủng trí”. Bỗng dưng ông tỉnh ngộ, có làm ba bài kệ : Lúc chưa tham thiền, lúc tham thiền và sau khi tham thiền ngộ đạo để tỏ bày tâm đắc của mình.

Xem tiếp...

Pháp bảo vô thượng

Tổ sư Đạt-ma tên là Bồ-đề Đa-la, người Nam Ấn Độ, xuất thân dòng quý tộc Bà-la-môn là con trai thứ ba của vua Hương Chí. Sau đó, gặp Bát-nhã Đa-la được Tổ công nhận là bậc pháp khí và độ cho ngài xuất gia, đổi tên là Bồ-đề Đạt-ma.

Trước khi chưa xuất gia, Đạt-ma có tài trí hơn người, thiện căn thoát tục. Có một lần Tôn giả Bát-nhã Đa-la chỉ một đống châu báu hỏi ba anh em Đạt-ma :
- Trên đời còn có cái gì tốt hơn châu báu này không ?

Xem tiếp...

Thừa nhận tín vật

Một hôm thiền sư Quy Sơn Linh Hựu nói với đệ tử Ngưỡng Sơn :
- Có một tín đồ thế tục cầm ba bó lụa đến đây yêu cầu ta làm lễ cầu phước cho ông ấy và cầu cho mọi người được hòa bình, an lạc.
Ngưỡng Sơn nghe lão sư nói xong, cố ý hỏi :
- Nếu tín đồ đối với Phật pháp thành tâm như thế và còn mong cầu phước báu cho mọi người, thầy nhận lụa của ông ta, xin hỏi thầy đem vật gì để đáp tạ ?
Thiền sư Linh Hựu lập tức dùng gậy gõ giường thiền ba cái, nói :
- Ta đem cái ấy để đáp tạ.

Xem tiếp...