headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 22/11/2024 - Ngày 22 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

BẤT BIẾN ỨNG VỚI VẠN BIẾN

Thiền sư Đạo Thọ xây dựng một ngôi tự viện gần miếu quán của đạo sĩ. Đạo sĩ ngăn không cho ngôi chùa này xuống miếu, do đó biến thành yêu ma quỷ quái đến nhiễu loạn tăng chúng trong chùa, muốn cho họ bỏ đi. Hôm nay gào mưa thét gió, ngày mai xẹt điện sấm chớp, quả thật các Sa-di trẻ tuổi đều bỏ đi hết. Nhưng thiền sư Đạo Thọ vẫn ở đó hơn mười năm. Cuối cùng, đạo sĩ dùng hết phép thuật mà thiền sư Đạo Thọ vẫn không đi. Đạo sĩ không còn cách nào hơn, đành bỏ miếu quán dời đi nơi khác.
 

Xem tiếp...

TRÊN ĐƯỜNG THUẬN GIÓ

Một hôm vào lúc ban đêm, Động Sơn thuyết pháp mà không thắp đèn, có thiền tăng Năng Nhẫn hỏi :
- Vì sao không thắp đèn ?
Thiền sư Động Sơn nghe xong, gọi thị giả thắp đèn lên, sau đó nói với Năng Nhẫn :
- Mời ông đến trước mặt ta !
Thiền tăng Năng Nhẫn bước tới.
Động Sơn nói với thị giả :

Xem tiếp...

PHẬT BAY ĐẾN

Chùa Thê Hà Sơn ở núi Thê Hà – Nam Kinh, được tôn là thánh địa sáu triều là đạo tràng nổi tiếng có một ngàn vị Phật.
Núi Thê Hà dùng đá khắc một ngàn tượng Phật phải nói là lớn nhất. Trên đỉnh núi cao nhất không ai trèo lên được, thế nhưng lại có một tượng Phật đứng trang nghiêm sinh động, ai đi ngang cũng phải ngước mắt nhìn.
 

Xem tiếp...

Đánh xe hay đánh trâu

Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng lúc trụ trì chùa Bát Nhã, phát hiện vào buổi chiều có một thanh niên ngồi thiền tại Đại Hùng bảo điện, xem dáng vẻ rất có huệ căn, do đó quan tâm hỏi :
- Ông ngồi đây làm gì ?
Thanh niên không vui khi có người quấy nhiễu, miễn cưỡng đáp :
- Ngồi thiền !

Xem tiếp...

TÂM YẾU CỦA THIỀN

Đại thi nhân Bạch Cư Dị có lần hỏi thiền sư Duy Khoan :
- Thân khẩu ý làm sao tu hành mỗi cái ?
Duy Khoan đáp :
- Vô thượng Bồ-đề mặc nơi thân là luật, nói nơi miệng là pháp, hành nơi tâm là thiền. Ứng dụng thì có ba, nhưng chỉ là một thể. Như sông Hoài sông Hán, tuy tên khác nhau mà tánh nước chỉ là một. Luật tức là pháp, pháp không lìa thiền, hợp thân khẩu ý thành một mà tu, thân khẩu ý đều do tâm đặt tên, cớ sao ở trong đó khởi tâm phân biệt ?

Xem tiếp...

DIỆU DỤNG CỦA THIỀN

Thiền sư Tiên Nhai ra ngoài hoằng pháp, giữa đường gặp hai vợ chồng gây lộn. Cô vợ nói :
- Ông là chồng cái gì, không giống đàn ông chút nào !
Người chồng nói :
- Bà chửi tôi hả ? Bà chửi nữa tôi sẽ đánh bà !
Cô vợ :
- Sợ gì mà không dám chửi, ông không giống đàn ông !

Xem tiếp...

KHÔNG TIN LÀ CHÂN ĐẾ

Có vị học tăng xin Quốc sư Huệ Trung chỉ dạy :
- Cổ đức nói : “Trúc biếc xanh xanh đều là pháp thân, hoa vàng rỡ rỡ đều là Bát-nhã. Có người không tin cho đó là tà thuyết, người tin cho đó là không thể nghĩ bàn, chẳng hay thế nào mới đúng ?
Quốc sư Huệ Trung đáp :

Xem tiếp...

QUÝ LỖ TAI KHINH CON MẮT

Đời Đường, Thích sử Lý Cao người Lãng Châu, nghe đồn đức hạnh thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm, một hôm đích thân đến tham bái, gặp lúc thiền sư đang xem kinh dưới gốc cây, tuy biết Thái thú đến nhưng vẫn không đứng dậy đón tiếp. Thị giả ở bên cạnh cho hay, sư vẫn chuyên chú đọc kinh.
Lý Thái thú thấy thái độ thờ ơ của thiền sư, nổi giận to tiếng :
- Thấy mặt không bằng nghe danh !

Xem tiếp...

TÌM LINH DƯƠNG

Có sáu vị học tăng cùng đến chỗ thiền sư Hoàng Bá tham học, trong đó năm vị chí thành tha thiết làm lễ, chỉ có một người cố ý cho mình là một thiền giả, không nói năng gì cả, chỉ đưa tọa cụ lên làm tướng tròn rồi đứng một bên. Thiền sư Hoàng Bá thấy tình trạng ấy, bèn nói với học tăng :
- Ta nghe nói có một con chó săn vô cùng hung ác !
Học tăng học lóm thiền ngữ đáp :
- Nhất định là tìm tiếng linh dương đến đây.

Xem tiếp...

KHÔNG MONG CẦU GÌ CẢ

Đời Tống, thiền sư Tuyết Đậu gặp học sĩ tiên sinh Tằng Hội bên dòng suối. Tằng Hội hỏi :
- Thầy định đi đâu ?
Tuyết Đậu lễ phép đáp :
- Không nhất định, hoặc đến Tiền Đường, hoặc đến Thiên Thai.
Tằng Hội bèn đề nghị :
- Thiền sư San trụ trì chùa Linh Ẩn đối với tôi rất tốt, tôi viết một lá thư cho thầy mang đến, ông ấy nhất định tiếp đãi tốt cho ngài.
Nhưng khi Tuyết Đậu đến chùa Linh Ẩn, không chịu đem thư giới thiệu ra trình trụ trì, mà ở suốt trong chúng ba năm.

Xem tiếp...