Phơi nấm hương cô
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 14:29
- Viết bởi nguyen
Trong chùa Vĩnh Bình có một thiền sư tuổi đã ngoài tám mươi, đang phơi nấm hương cô dưới trời nắng chang chang. Hòa thượng trụ trì là thiền sư Đạo Nguyên nhịn không được nói :
- Trưởng lão ! Ông tuổi già sao còn nhọc nhằn làm việc ấy, xin thầy không nên cực khổ như thế ! Tôi có thể kiếm người làm thay thầy !
Nghe và không nghe
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 14:29
- Viết bởi nguyen
Thiền sư Thanh Lâm Sư Kiền ban đầu tham vấn thiền sư Động Sơn. Động Sơn hỏi :
- Ông từ đâu đến ?
Thanh Lâm đáp :
- Vũ Lăng.
Động Sơn lại hỏi :
- Phật pháp của Vũ Lăng có khác gì của ta ở đây không ?
Hóa nhân thuyết pháp
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 14:28
- Viết bởi nguyen
Vua Đường Văn Tông rất thích ăn sò ốc, dân chúng ven biển ngày nào cũng bắt dâng nộp triều đình. Có một lần, người đầu bếp đang luộc ốc, thấy có một con ốc hả miệng ra, trong vỏ có hình dáng giống như Bồ-tát Quán Âm, đầy đủ tướng thanh tịnh, hết sức trang nghiêm.
Tâm lìa tướng ngôn ngữ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 14:28
- Viết bởi nguyen
Ban đầu thiền sư Bảo Thông tham vấn thiền sư Hy Thiên Thạch Đầu. Thạch Đầu hỏi :
- Cái gì là tâm ông ?
Bảo Thông đáp :
- Thấy ngôn ngữ là tâm.
Thạch Đầu không chấp nhận, nói :
- Có thấy có ngôn ngữ đó là vọng tâm, ở trên ngôn ngữ lại thấy không ra chơn tâm của ông.
Thâm giao phương ngoại
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 14:27
- Viết bởi nguyen
Thiền sư Duy Chánh ở núi Chung Nam, trì luật rất tinh nghiêm, đã độ được Thái thú Lý Cao quy y Phật pháp và cũng từng vào triều giải thích chuyện con sò Quán Âm cho Đường Văn Tông. Nhưng cuộc sống đạm bạc, không thích nhận quà cáp của người, các đại thần trong triều thường đua nhau cúng dường, sư đều từ chối cả.
Chim về quên tổ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 14:26
- Viết bởi nguyen
Có một cư sĩ hỏi thiền sư Phật Quang :
- Kinh nói : “Cúng dường trăm ngàn chư Phật không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm”. Chẳng hay trăm ngàn chư Phật có lỗi gì ? Đạo nhân vô tâm có công đức gì ?
Thiền sư Phật Quang dùng kệ đáp :
Một bài thơ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 14:26
- Viết bởi nguyen
Thiền sư Song Khê Bố Nạp và thiền sư Khế Tung là bạn thân với nhau, hai vị đều đã thấu triệt tâm thiền. Một hôm, thiền sư Khế Tung đùa nghịch dùng bài thơ truy điệu gởi cho thiền sư Bố Nạp :
Chôn sống một chỗ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 14:25
- Viết bởi nguyen
Có lần thiền sư Lâm Tế làm công tác với đại chúng, thấy thiền sư Hoàng Bá từ xa đi tới, ông bèn chống cuốc đứng im lặng. Hoàng Bá thấy bèn hỏi :
- Ông mệt lắm phải không ?
Lâm Tế nói :
- Con không làm công tác, cớ sao nói mệt được ?
Hoàng Bá cầm gậy thuận tay đánh Lâm Tế, Lâm Tế nắm chặt gậy đánh Hoàng Bá ngã nhào.
Ý Tổ sư từ Tây sang
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 14:25
- Viết bởi nguyen
Thiền sư Long Nha Cư Tuần lúc ở chỗ thiền sư Lâm Tế tham học, một hôm xin thiền sư Lâm Tế chỉ dạy :
- Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang ?
Lâm Tế bảo :
- Đem hương bản đến đây cho ta !
Đến hỏi ông ấy
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng tám 2009 14:24
- Viết bởi nguyen
Môn hạ của thiền sư Kính Sơn có năm trăm vị học tăng, nhưng chơn chánh dụng tâm học đạo không được mấy người. Thiền sư Hoàng Bá bảo Lâm Tế đến chỗ thiền sư Kính Sơn. khi Lâm Tế chuẩn bị đi, thiền sư Hoàng Bá hỏi :
- Khi ông đến chỗ thiền sư Kính Sơn, phải làm sao ?